Rút Về Đơn Vị là các bài toán cơ bản, thường xuyên được sử dụng trong toán học cũng như trong thực tế cuộc sống.
Rút về đơn vị tức là tìm giá trị của một phần (một đơn vị) trong các phần bằng nhau của một số lượng vật thể nào đó.
Giải bài toán liên quan đến rút về đơn vị thường tiến hành theo 2 bước:
- Bước 1: Tìm giá trị của một phần (một đơn vị) trong các phần bằng nhau (thực hiện phép chia).
- Bước 2: Tìm giá trị của nhiều phần (nhiều đơn vị) bằng nhau (thực hiện phép nhân).
Cũng có một số bài toán, sau khi tìm được giá trị của một phần (thực hiện phép chia), ta tiếp tục chia một số lượng cho trước nào đó để tính một giá trị khác theo yêu cầu của bài toán.
Sau đây là một số ví dụ minh họa cho hai dạng toán nói trên của bài toán Rút Về Đơn Vị.
Ví dụ 1:
3 bao gạo có cân nặng như nhau có tổng khối lượng là 150kg. Hỏi 7 bao gạo như thế cân nặng bao nhiêu kg?
Để giải bài toán này, trước hết chúng ta thực hiện theo 2 bước sau đây:
Bước 1: Tính 1 bao gạo cân nặng bao nhiêu kg (Rút về đơn vị: Tính số kg của 1 bao gạo nặng bao nhiêu), bằng cách thực hiện phép chia như sau:
Bước 2: Để tính 7 bao gạo cân nặng bao nhiêu, ta nhân khối lượng của 1 bao gạo lên 7 lần (các bao gạo đều cân nặng như nhau).
Ví dụ 2:
Mua 5 hộp phấn đựng 30 viên phấn. Hỏi nếu có 90 viên phấn thì phải đựng trong bao nhiêu hộp phấn cùng kích thước như thế?
Để giải bài toán này chúng ta cũng thực hiện theo 2 bước sau đây:
Bước 1: Tính 1 hộp phấn đựng được bao nhiêu viên phấn, bằng phép chia sau:
Bước 2: Mỗi hộp phấn đựng 6 viên phấn. Vậy 90 viên phấn phải đựng trong mấy hộp? Chúng ta lại tiếp tục thực hiện phép chia sau đây để tìm ra số hộp phấn theo đề bài toán:
Trên đây là hai dạng toán cơ bản của bài toán Rút Về Đơn Vị trong chương tình toán lớp 3. Nó cũng được áp dụng để giải các bài toán tương tự của chương trình toán ở các lớp lớn hơn.
Một số video có ví dụ và cách giải được minh họa trong các bài học sau sẽ giúp các em rõ hơn về dạng toán này.