Có 3 cách thường được sử dụng để cân bằng phương trình hóa học:
Cách 1: Trực quan
Trực quan là cách chúng ta nhìn vào phương trình hóa học và đưa vào các hệ số ở trước các nguyên tố sao cho số lượng nguyên tử của các nguyên tố ở 2 vế của phương trình bằng nhau.
Cách này tuy nhanh nhưng chỉ sử dụng với các phương trình hóa học đơn giản. Với các phương trình hóa học phức tạp hơn, chúng ta sử dụng một trong hai cách dưới đây.
Cách 2: Chọn hệ số bằng 1
Trong tất cả các chất tham gia phản ứng và các chất được hình thành sau phản ứng, chúng ta chọn hệ số bằng 1 ở chất nào có số lượng nguyên tố nhiều nhất.
Ví dụ ở hình trên, K2O là chất chứa 2 nguyên tố (Kali và Oxy), ta chọn hệ số ở đó = 1. Sau đó tiến hành cân bằng đối với các chất còn lại của phương trình.
Cách 3: Đặt hệ số a, b, c, d...
Đây là cách mạnh nhất, chúng ta có thể dùng cách này để cân bằng bất kỳ phương trình hóa học phức tạp nào.
Ý tưởng của phương pháp này là: Phương trình sau khi đã được cân bằng thì hiển nhiên, trước mỗi chất tham gia phản ứng và các chất được hình thành sau phản ứng sẽ là một hệ số nào đó.
Vì thế, chúng ta có quyền đặt các hệ số, ví dụ như a, b, c, d... trong phương trình. Sau đó tiến hành cân bằng phương trình theo các hệ số này.
Mời các em xem video hướng dẫn 3 cách cân bằng này trong video sau đây:
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn